Tủ bảng điện là thiết bị dùng để lắp đặt và bảo vệ các thiết bị đóng, cắt điện. Tủ bảng điện có vai trò phân phối điện cho toàn bộ công trình, đảm bảo an toàn cho người dùng khi vận hành. Vậy tủ bảng điện được thiết kế như thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về phương pháp thiết kế tủ bảng điện hiện nay!
Nội dung
Tìm hiểu về tủ bảng điện
Để thiết kế được tủ bảng điện đạt tiêu chuẩn cho hiệu quả sử dụng cao, đầu tiên bạn cần nắm được cấu tạo và đặc điểm của tủ điện. Vậy tủ bảng điện gồm những bộ phận nào, quy chuẩn kích thước ra sao?
Tủ điện có thể được làm từ tấm kim loại hoặc composite. Bề ngoài tủ được phủ sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn để đảm bảo an toàn cho người dùng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và vị trí lắp đặt, tủ sẽ có các kích thước và độ dày tương ứng. Về hình dáng, tủ bảng điện thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Tủ bảng điện được cấu tạo bởi 2 phần là vỏ tủ và các thiết bị điện bên trong. Trong đó, các thiết bị điện được lắp bên trong tủ bao gồm rơle, công tắc tơ, aptomat, bộ biến tần, bộ khởi động trực tiếp. Ngoài ra, tủ còn chứa các bộ khởi động sao/ tam giác, bộ khởi động bằng máy biến áp, các thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển, hiển thị….
Về kích thước, tủ có chiều cao dao động từ 2m cho đến 23m. Chiều rộng của tủ thường từ 2m cho đến 8m. Độ dày đa dạng 1.2mm, 1,5mm, 2.5mm… Căn cứ vào kích thước trên để thiết kế tủ điện phù hợp.
Xem Thêm: Tủ Điện Công Nghiệp – Uy Tín – Chất Lượng – Bển Bỉ Nhất – Tại đây

Phương pháp thiết kế tủ bảng điện
Để thiết kế tủ bảng điện đạt chuẩn, chất lượng cao đòi hỏi bạn phải nắm rõ phương pháp thiết kế tủ bảng điện. Trong đó, bạn cần biết một số kỹ năng như tính toán, thiết lập sơ đồ bố trí,… Dưới đây là hướng dẫn phương pháp, quy trình thiết kế tủ điện chính xác và tối ưu hóa hiệu năng của tủ:
Bước 1: Lên phương án
Sau khi khảo sát thực tế công trình lắp đặt và nhận yêu cầu từ khách, bạn cần lên phương án thiết kế tủ bảng điện. Bạn cần làm bản kế hoạch chi tiết bao gồm bài toán kinh tế và yêu cầu kỹ thuật của tủ. Đặc biệt, khi thiết kế tủ bảng điện, bạn phải tính toán kỹ lưỡng thông số kỹ thuật để chọn các thiết bị lắp đặt có công suất phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng cần xác định thương hiệu tủ điện sẽ sử dụng. Ở các dự án lớn như khu chung cư, tòa nhà cao cấp, bạn nên dùng của các hãng có thương hiệu lớn như Mitsubishi, ABB,… Ngược lại, các dự án có mức đầu tư trung bình, bạn chỉ cần dùng sản phẩm LS của Hàn Quốc hay Chint của Trung Quốc.
Bước 2: Tiến hành vẽ sơ đồ vị trí các thiết bị và nguyên lý hoạt động của tủ bảng điện
Sau khi có kế hoạch cụ thể, bạn tiến hành thiết lập sơ đồ nguyên lý hoạt động của tủ bảng điện. Thông thường, bản vẽ sơ đồ bố trí và nguyên lý hoạt động của tủ điện được thể hiện trên bản vẽ Autocad.
Sơ đồ thể hiện đầy đủ thông số kỹ thuật, vị trí lắp đặt của từng thiết bị, cơ chế vận hành của tủ. Điều này sẽ giúp cho quá trình vận hành tủ sau này được dễ dàng hơn. Để vẽ được sơ đồ sợi chính xác, bạn cần xác định trước các yếu tố sau:
- Công suất định mức các tải
- Loại tải sử dụng
- Hệ số đồng thời Ks
- Hệ số sử dụng Ku
Việc lập sơ đồ bố trí sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công đoạn chọn thiết bị sau này. Vì vậy, trên bản vẽ cần thể hiện chi tiết cấu tạo phần vỏ và vị trí lắp đặt bên trong. Ví dụ, phần khung tủ, cánh tủ, thanh gắn thiết bị… cần thiết kế ra sao ra sao? Hoặc trên mặt tủ sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn,… như thế nào để tiện sử dụng.
Xem thêm: Các loại tủ điện công nghiệp thông dụng – Tại đây
Xem thêm: Công ty sản xuất tủ điện công nghiệp uy tín – chất lượng số 1 Việt Nam – Tại đây

Bước 3: Chọn vỏ tủ bảng điện
Sau khi được khách hàng phê duyệt bản vẽ, bạn sẽ chuyển bản vẽ xuống xưởng sản xuất. Căn cứ vào cách bố trí trên bản vẽ để chọn loại vỏ tủ bảng điện phù hợp. Bạn hãy chọn thép tấm để cắt theo kích thước yêu cầu, sơn tĩnh điện và phun màu cho bề mặt vỏ.
Xem thêm: Tủ điện công nghiệp – khái niệm, chức năng và phân loại – Tại đây
Xem thêm: Tủ điện – Khái niệm và phân loại mới nhất 2022 – Tại đây
Xem thêm: Tủ điện công nghiệp – Bách Khoa Việt Nam

Bước 4: Thực hiện gia công lắp đặt các chi tiết sau khi thiết kế tủ bảng điện
Bước cuối cùng trong khâu thiết kế là bố trí và lắp đặt các thiết bị. Sau đây là một số nguyên tắc bạn cần tuân thủ khi thực hiện lắp đặt:
- Đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị gắn ở trên cao.
- Các thiết bị điều khiển như công tắc hoặc nút ấn lắp ở dưới.
- Sắp xếp các thiết bị điều khiển trên cùng 1 hàng ngang hoặc dọc để thuận tiện sử dụng khi vận hành.
- Aptomat tổng đặt ở vị trí trung tâm tủ điện.
- Phần đấu nối dây đặt ở dưới cùng.
Mặt khác, đối với các thiết bị nằm bên trong tủ bảng điện, bạn cần phân ra từng nhóm để dễ theo dõi. Nhóm 1 là các thiết bị điều khiển như rơ le, bộ điều khiển, cảm biến. Nhóm 2 gồm các thiết bị đóng cắt điện như aptomat, contactor, khởi động từ.
Xem thêm: Tủ điện công nghiệp – Khái niệm – Phân Loại – Chức năng
Xem thêm: Tiêu chuẩn sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp chất lượng
Xem thêm: Tủ điện Bách Khoa Việt Nam đáp ứng yêu cầu kĩ thuật mọi công trình

Đơn vị thiết kế tủ bảng điện chất lượng
Công ty cổ phần vật tư thiết bị Bách Khoa Việt Nam là một trong những đơn vị thiết kế, sản xuất tủ bảng điện, tủ điện công nghiệp chất lượng nhất trên thị trường hiện nay. Chúng tôi đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, gia công tủ bảng điện. Tủ bảng điện của chúng tôi được ứng dụng trong rất nhiều công trình lớn trên toàn quốc.
Các vật liệu dùng để thiết kế, sản xuất tủ bảng điện đều được kiểm định trước khi đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất thực hiện nghiêm ngặt, đạt chuẩn nên cho ra thị trường những sản phẩm có hiệu năng sử dụng cao và an toàn với người dùng.
Bài viết trên đây là một số thông tin về phương pháp thiết kế tủ điện. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế tủ điện chất lượng thì có thể liên hệ với công ty Bách Khoa Việt Nam theo các thông tin dưới đây: