Tủ tụ bù [BKVN] là sản phẩm hoàn toàn xa lạ nếu như bạn không phải là dân trong ngành. Đặc điểm riêng của loại tủ này là có khả năng tích tụ và phóng điện trong mạch. Qua bài viết sau, BKVN sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn vẹn nhất của loại tủ này.
Nội dung
Tủ tụ bù là gì?
Tủ tụ bù còn có tên gọi khác như tủ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù cos,… Loại tủ này là nhóm vật dẫn đặt kề nhau và được dùng lớp điện môi cách điện tách biệt. Sản phẩm này có khả năng tích tụ và phóng nguồn điện trong mạch.
Ngoài ra, tủ còn có công dụng tích điện tại điện dung. Tủ này thường được dùng để bù công suất phản kháng nhằm làm tăng hệ số công suất cos phi. Việc này giúp đảm bảo lưới điện hoạt động hiệu quả và tránh các khoản phạt công suất phản kháng. Do đó, việc lắp đặt tủ tụ bù là hết sức cần thiết và giảm thiểu được nhiều chi phí.
Cấu tạo cơ bản
Tủ tụ bù có cấu tạo khá giống các tủ khác, chỉ khác mỗi phần tụ bù. Tụ bù được cấu tạo từ loại tụ giấy được tẩm một lớp dầu đặc biệt. Trong đó, các lá nhôm có kích thước dài được bọc bằng các lớp giấy để cách điện. Toàn bộ được cố định tại một bình hàn kín, còn hai đầu cực được hướng ra phía ngoài.
Các loại tủ tụ bù thường hay sử dụng
Tủ tụ bù [BKVN] được sử dụng nhiều nhất thường là 2 loại theo cấu tạo và theo điện áp:
Tủ tụ bù phân theo cấu tạo:
- Tủ tụ bù khô: Đây là loại tủ có dạng bình hình tròn có thiết kế thon dài, nhỏ ngắn và khối lượng nhẹ. Việc này giúp lắp đặt, thay thế, sửa chữa thuận tiện và dễ dàng hơn. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp tiết kiệm không gian, diện tích và giá thành rẻ.
- Tủ tụ bù dầu: Đây là loại tủ có dạng bình hình chữ nhật có độ bền cao hơn tủ tụ bù khô. Sản phẩm này thường được dùng trong các hệ thống cần bù công suất cao và chất lượng điện xấu.
Tủ tụ bù phân theo điện áp:
- Tủ tụ bù hạ thế 1 pha: Đây là loại tủ dành cho các loại điện áp 230V, 250V.
- Tủ tụ bù hạ thế 3 pha: Đây là loại tủ dành cho các loại điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 690, 720, 1100V. Nhưng loại tủ này phổ biến nhất thường được sử dụng cho 415V và 440V.
Tại sao phải lắp đặt tủ tụ bù [BKVN]?
Trước khi tìm hiểu tại sao phải lắp đặt tủ tụ bù [BKVN] thì hãy xem lý do vì sao các nhà xưởng công nghiệp lại bị đơn vị cung cấp điện phạt tiền công suất phản kháng? Công suất phản kháng còn được gọi là công suất vô công. Đây là mức tiêu thụ điện năng vượt quá mức quy định. Thông thường các công ty chỉ được sử dụng điện áp cao nhất là 40kW. Nếu công suất cos phi < 0.9 thì phải mua thêm công suất phản kháng.
Nếu vượt quá mức này và muốn giảm hệ số thì cần phải dùng tụ bù với tải điện. Dòng điện mang tính dung của tụ bù sẽ có lối đi giống thành phần cảm kháng của tải. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng triệt tiêu lẫn nhau của hai dòng điện. Chính vì vậy sẽ không còn dòng điện phản kháng lọt vào lưới phía trước nơi đặt tụ nữa.
Cách kiểm tra dung lượng tụ bù
Bạn có thể dùng 2 phương pháp sau để kiểm tra dung lượng tụ bù:
- Dùng đồng hồ vạn năng: Bạn cần tắt bật 2 pha và đo pha còn lại. Sau đó, lấy kết quả chia đôi thì ra được dung lượng một pha ghi trên nhãn. Lặp lại thao tác trên để đo các pha còn lại để thu được dung lượng 3 pha.
- Dùng thiết bị ampe kìm: Bạn nên đo dòng điện lúc tụ đang hoạt động. Cách đo gián tiếp này mang lại kết quả khá chính xác và thao tác cũng đơn giản hơn. Phương pháp này xác định rõ dung lượng tụ thông qua dòng điện đang vận hành.
Cách chọn tủ tụ bù
Để lựa chọn tủ tụ bù phù hợp, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng của đơn vị để biết loại điện áp nào là hợp lý, dùng tụ bù khô hay tụ bù dầu,… Việc này vừa mang lại hiệu quả tối ưu, vừa tiết kiệm và giảm thiểu được nhiều chi phí.
Ưu điểm và ứng dụng của tủ tụ bù [BKVN]
Tủ tụ bù [BKVN] là trang bị không thể thiếu trong công nghiệp. Dưới đây là một vài ưu điểm và ứng dụng của tủ:
Ưu điểm nổi bật
Tủ tụ bù không những tăng hệ số cos phi để giảm tiền phạt công suất vô công gây ra mà còn cho phép người vận hành dùng lên máy biến áp, thiết bị đóng ngắt và dây cáp nhỏ hơn,… Hơn nữa, tủ còn giúp giảm tải máy biến áp, giảm hao điện năng và sụt áp trong mạng điện.
Bên cạnh đó, hệ số công suất cao cho phép tụ tối ưu hóa các phần tử cung cấp điện. Khi ấy các thiết bị điện không cần định mức dư thừa. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần đặt tụ bù cạnh từng phần tử của trang bị tiêu thụ công suất phản kháng.
Ứng dụng của tủ tụ bù
Tủ tụ bù [BKVN] thường được lắp đặt trong các hệ thống điện sử dụng các tải phụ có tính cảm kháng cao. Ngoài ra, tủ còn được sử dụng trong các phòng kỹ thuật, trạm biến áp cho các công trình lớn như nhà máy, tòa nhà, xưởng sản xuất, chung cư, trung tâm thương mại,…
Thông qua bài viết này, BKVN mong rằng những thông tin về tủ tụ bù có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để lựa chọn tủ phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nếu có nhu cầu mua tủ tụ bù [BKVN], hãy liên hệ với BKVN để được tư vấn qua:
Trụ sở chính: Số 10-A16, KĐT Geleximco A, Đại Lộ Thăng Long, An Khánh, Hoài Đức, TP. HN
HN – Hotline: 0967 50 50 30
Nhà máy KV phía Bắc: Thôn Lập Thành, Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội
Khu vực phía Nam: Tầng 08, Tòa nhà Pearl Plaza, số 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
HCM – Hotline: 093 146 8833
Nhà máy KV phía Nam: Khu Phố 8, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương
Email: baogia@bkvietnam.vn
Website: https://bkvietnam.vn/