Biến tần 1 pha là thiết bị thay đổi tần số cho ra dòng điện xoay chiều, sử dụng nguồn điện đầu vào 1 pha 220V và đầu ra 3 pha 380V. Biến tần 1 pha có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp, giúp điều khiển tốc độ và lực của các thiết bị, tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu quả hoạt động. Tham khảo ngay bài viết này của Tủ điện Bách Khoa để hiểu rõ hơn.
Nội dung
Thông tin về biến tần 1 pha
Khái niệm
Biến tần 1 pha là thiết bị điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ 3 pha 220V. Bằng cách thay đổi tần số và pha của dòng điện xoay chiều. Biến tần 1 pha sử dụng nguồn điện biến tần 1 pha 220V ra 3 pha 220V. Và sử dụng nguyên lý PWM để điều chỉnh điện áp và tần số của dòng điện. Biến tần 1 pha có nhiều ưu điểm: tiết kiệm năng lượng, giảm độ rung và tiếng ồn…
Cấu tạo
- Bộ nguồn: là bộ phận cung cấp nguồn điện cho biến tần. Bộ nguồn bao gồm bộ lọc EMI để giảm nhiễu điện từ, bộ chỉnh lưu để chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, và bộ tụ để lọc và lưu trữ năng lượng.
- Bộ xử lý: Bộ xử lý có chức năng xử lý các tín hiệu điều khiển từ bàn phím hoặc từ các thiết bị ngoại vi khác.
- Bộ biến đổi: Bộ biến đổi biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều có thể điều chỉnh được tần số và pha.
- Bộ phản hồi: Có chức năng đo và gửi lại các thông số của động cơ cho bộ xử lý.
Nguyên lý hoạt động
- Bước 1: Bộ nguồn chuyển dòng điện xoay chiều 1 pha 220V thành dòng điện một chiều có điện áp khoảng 310V.
- Bước 2: Bộ xử lý tạo ra các xung PWM có tần số và chiều rộng khác nhau theo các tín hiệu điều khiển từ bàn phím hoặc từ các thiết bị ngoại vi khác.
- Bước 3: Bộ biến đổi chuyển mạch các xung PWM để biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều 3 pha có thể được điều chỉnh pha và tần số. Dòng điện xoay chiều này làm cho động cơ quay.
- Bước 4: Bộ phản hồi gửi lại các thông số của động cơ cho bộ xử lý. Bộ xử lý so sánh và điều chỉnh lại các xung PWM để duy trì tốc độ, mô-men xoắn và áp suất của động cơ theo yêu cầu.
Nguyên lý hoạt động của biến tần 1 pha dựa trên việc điều chỉnh tần số nguồn cấp và/hoặc điện áp đầu ra để điều chỉnh tốc độ của động cơ. Các mạch điều khiển điện tử giúp thực hiện quá trình này một cách chính xác và hiệu quả.
Hướng dẫn cài đặt cho biến tần 1 pha
6 Bước hướng dẫn cài đặt
Bước 1: Reset biến tần về mặc định. Bạn cần vào tham số F00.04 và chọn giá trị = 1.
Bước 2: Lựa chọn phương thức điều khiển. Bạn cần vào tham số F01.01. Có 4 phương thức điều khiển chính, là:
- =0: Tốc độ đặt tại tham số F01.02.
- =1: Tốc độ bằng triết áp trên mặt biến tần được thay đổi.
- =2: Thay đổi tốc độ khi dùng triết áp ngoài.
- =6: Điều khiển chạy PID.
Bước 3: Bạn cần vào tham số F01.08 để cài đặt được tần số chạy lớn nhất
Bước 4: Lựa chọn lệnh điều khiển chạy/dừng biến tần. Bạn cần vào tham số F02.00. Có 2 lệnh điều khiển chính, là:
- =0: Điều khiển chạy hoặc dừng trên bàn phím biến tần.
- =1: Điều khiển bằng tín hiệu bên ngoài.
Bước 5: Thời gian được cài đặt tăng tốc và giảm tốc. Bạn cần vào tham số F03.00 và F03.01
Bước 6: Lựa chọn loại động cơ. Bạn cần vào tham số F08.00. Có 3 loại động cơ chính, là:
- =0: Dùng cho động cơ 3 pha 220VAC.
- =2: Dùng cho động cơ 1 pha khi loại tháo bỏ tụ.
- =3: Dùng cho động cơ 1 pha khi loại 2 dây giữ nguyên tụ.
3 Bước lắp đặt biến tần 1 pha chạy chế độ PID
Bước 1: Đấu nối lệnh chạy.
- Chọn lệnh chạy bằng tín hiệu bên ngoài và bàn phím biến tần, bạn cần đấu về chân DI1
- Nếu bạn chọn lệnh chạy bằng bàn phím biến tần, bạn không cần đấu nối lệnh chạy.
Bước 2: Đấu nối tín hiệu đầu vào analog.
- Nếu bạn sử dụng AI1, bạn cần đấu về chân +10V, AI1 và GND của biến tần.
- Nếu bạn sử dụng AI2, bạn cần đấu về chân +10V, AI2 và GND của biến tần.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu phản hồi từ cảm biến áp suất. (Bạn cần sử dụng loại cảm biến áp suất có đầu ra 4~20mA và sử dụng nguồn 24V)
- Bạn cần đấu chân “+24V” của biến tần vào chân số “1” của cảm biến áp suất.
- Bạn cũng cần đấu chân số “2” của cảm biến áp suất vào chân “AI2” của biến tần. (Bạn cũng cần gạt switch AI2 trên biến tần về nấc I.)
8 Bước cài đặt các tham số cho chế độ PID
Bước 1: Reset biến tần về mặc định. Bạn cần vào tham số F00.04 và chọn giá trị = 1
Bước 2: Lựa chọn chế độ điều khiển đầu ra chạy PID. Bạn cần vào tham số F01.01
Bước 3: Lựa chọn lệnh điều khiển chạy/dừng biến tần. Bạn cần vào tham số F02.00
- =0: Điều khiển chạy hoặc dừng trên bàn phím biến tần.
- =1: Điều khiển bằng tín hiệu bên ngoài.
Bước 4: Lựa chọn loại động cơ. Bạn cần vào tham số F08.00. Có 3 loại động cơ chính, là:
- =0: Dùng cho động cơ 3 pha 220VAC.
- =2: Với động cơ 1 pha được dùng loại tháo bỏ tụ.
- =3: Với động cơ 1 pha được dùng loại 2 dây giữ nguyên tụ.
Bước 5: Chọn lựa phương thức cài đặt với giá trị áp suất mong muốn. Bạn cần vào tham số F13.00. Có 3 phương thức chính, là:
- =0: Cài đặt tại tham số F13.01.
- =1: Trên mặt biến tần được cài đặt bằng triết áp.
- =2: Cài đặt từ đầu vào analog.
Bước 6: Lựa chọn cổng AI2 để nhận tín hiệu phản hồi từ cảm biến áp suất. Bạn cần vào tham số F13.02 và chọn giá trị = 1.
Bước 7: Cài đặt dải cho tín hiệu phản hồi áp suất. Bạn cần vào tham số F13.03
Bước 8: Cài đặt tần số thức và tần số ngủ. Bạn cần vào tham số F14.10 và F14.12 để nhập giá trị tần số thức và tần số ngủ cho biến tần.
Ứng dụng trong ngành công nghiệp của biến tần 1 pha
- Điều khiển tốc độ động cơ: Cho phép điều chỉnh tốc độ của động cơ một cách vô cấp, bằng cách thay đổi tần số và pha của dòng điện đặt lên cuộn dây của động cơ.
- Điều khiển mô-men xoắn động cơ: Điều khiển mô-men xoắn của động cơ một cách chính xác, bằng cách thay đổi điện áp và tần số của dòng điện đặt lên cuộn dây của động cơ.
- Điều khiển áp suất: Điều khiển áp suất của các thiết bị bơm, quạt, máy nén khí, …, bằng cách thay đổi tốc độ và mô-men xoắn của động cơ.
- Liên hệ ngay Tủ Điện Bách Khoa – Nhận báo giá Tủ Điện Công Nghiệp, Thang Máng Cáp
- Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
- HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
- Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
- Email: baogia@bkvietnam.vn