Cách đấu nối và sơ đồ tủ điện

Thiết kế sơ đồ tủ điện là bước không thể thiếu trong quá trình sản xuất và đấu nối tủ. Thông qua bản vẽ, người đọc có thể hiểu được cách thiết bị hoạt động và nhiều vấn đề khác. Bài viết sau đây, Bách Khoa Việt Nam sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về chủ đề này.

Sơ đồ tủ điện là gì?

Tủ điện là nơi chứa và bảo vệ các thiết bị điện khỏi các tác động bên ngoài. Nhờ có thiết bị này, hệ thống điện luôn vận hành ổn định và an toàn. Để lắp đặt và đấu nối tủ điện nhanh chóng tất nhiên không thể thiếu sơ đồ.

Sơ đồ tủ điện là bản vẽ cho biết các thiết bị được lắp đặt bên trong và cách hoạt động của tủ. Qua sơ đồ, người đọc có thể đấu nối và lắp đặt tủ điện dễ dàng hơn. Các mối liên hệ giữa các phần tử trong tủ được nhà thiết kế thể hiện bằng các ký hiệu. Do vậy sơ đồ thường được lập bởi các phần mềm chuyên dụng. Ngoài ra, người thiết kế bản vẽ cũng phải là người có kinh nghiệm và chuyên môn.

Xem thêm: Tủ điện công nghiệp – khái niệm, chức năng và phân loại – Tại đây

Xem thêm: Bản vẽ thiết kế tủ điện

Sơ đồ tủ điện cho biết cách tủ hoạt động
Sơ đồ tủ điện cho biết cách tủ hoạt động

Những lưu ý khi thiết kế sơ đồ tủ điện

Sơ đồ ảnh hưởng trực tiếp đến cách lắp ráp và vận hành tủ điện. Chính vì vậy, khi thiết kế bản vẽ, người thực hiện cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Cần tính toán kỹ lưỡng công suất, số lượng tổng tất cả các thiết bị điện: Trong đó gồm hệ thống chiếu sáng, làm mát và các thiết bị dân dụng khác. Điều này nhằm đảm bảo quá trình hoạt động tủ không bị quá tải.
  • Người thiết kế sơ đồ cần có chuyên môn và sử dụng thành tạo các phần mềm chuyên dụng. Người đó cũng cần phải có kiến thức liên quan đến việc xây dựng hệ thống điện. Đây là yếu tố bắt buộc vì thiết kế sơ đồ đấu dẫn không chuẩn có thể gây cháy nổ.
  • Khi tính toán công suất cần thừa tối thiểu hơn 30%: Điều này nhằm phòng tránh việc các dây dẫn điện bị hư hỏng do sử dụng lâu ngày và hiệu năng bắt đầu giảm dần.
  • Các đơn vị đo cần được đồng nhất để tránh sai sót khi lắp đặt

Xem thêm: BKVN – Công ty sản xuất tủ bảng điện uy tín – chất lượng

Xem thêm: 8 Công ty sản xuất tủ điện uy tín nhất Hà Nội

Hướng dẫn cách đấu nối tủ điện

Sau khi đã có sơ đồ tủ điện, bạn có thể tiến hành đấu nối tủ. Khi đấu nối tủ, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

Tính toán thông số kỹ thuật để chọn thiết bị phù hợp

Bạn cần tính toán chi tiết số lượng các phụ tải, các nhánh phân phối. Sau đó, bạn lựa chọn số lượng aptomat, dây dẫn, relay,… cần thiết. Mục đích của việc làm này là đảm bảo yếu tố kỹ thuật và tối ưu chi phí.

Lập sơ đồ bố trí và nguyên lý hoạt động

Đây là bước vô cùng quan trọng trong việc đấu nối tủ điện. Việc lập sơ đồ bố trí thiết bị và nguyên lý hoạt động sẽ đảm bảo được khả năng hoạt động của tủ. Ngoài ra, bản thiết kế này còn hỗ trợ nhiều trong kiểm tra lỗi sai và sửa chữa sau này.

Thi công tủ và lắp ráp vỏ

Bạn cần chọn vật liệu làm vỏ tủ phù hợp với môi trường lắp đặt. Bạn nên chọn những vật liệu có khả năng chống ăn mòn và chịu tác động tốt. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dùng và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Khi lắp các thiết bị trên vỏ tủ, bạn cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Phía trên là các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ dòng điện, điện áp,…
  • Ở dưới là các thiết bị điều khiển
  • Hàng ngang trên cùng để lắp đặt công tắc

Lắp đặt các thiết bị bên trong tủ

Khi lắp đặt các thiết bị bên trong, bạn nên sắp xếp theo từng nhóm. Cụ thể như sau:

  • Nhóm thiết bị điều khiển gồm các relay trung gian và bảo vệ, cảm biến, bộ điều khiển phía trên
  • Nhóm các thiết bị đóng ngắt ở hàng phía dưới gồm khởi động từ, contactor, aptomat
  • Aptomat tổng nên đặt ở vị trí trung tâm
  • Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng

>>> Xem thêm: Các loại tủ điện công nghiệp thông dụng – Tại đây

>>> Xem thêm: Công ty sản xuất tủ điện công nghiệp uy tín – chất lượng số 1 Việt Nam – Tại đây

Nên lắp đặt các thiết bị bên trong tủ theo từng nhóm
Nên lắp đặt các thiết bị bên trong tủ theo từng nhóm

Tiến hành đấu dây dẫn tủ điện

Bước đấu dây dẫn cần tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng. Khi thực hiện, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Dây dẫn sắp xếp gọn gàng, khoa học
  • Đầu cốt phân màu
  • Dây mạch lực và tín hiệu phải có vỏ bọc
  • Đấu dây động mạch lực trước dây điều khiển sau, đồng thời 2 dây để vuông góc

Cấp nguồn và chạy thử không tải

Khi đã hoàn thành các bước trên, bạn có thể cấp nguồn cho tủ và chạy thử không tải. Lúc này, bạn nên kiểm tra và quan sát tủ một cách cẩn trọng. Nếu phát hiện ra sai sót, bạn cần khắc phục sự cố ngay lập tức.

Mua tủ điện chất lượng ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị vừa sản xuất vừa thiết kế sơ đồ tủ điện chất lượng thì hãy đến công ty Bách Khoa Việt Nam. Các kỹ sư giàu chuyên môn của BKVN sẽ lên bản vẽ chi tiết. Sau đó, bộ phận sản xuất sẽ tiến hành gia công, lắp ráp tủ theo đúng sơ đồ đã lên.

Bên cạnh đó, toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm đều được tiến hành bởi máy móc hiện đại. Do vậy, tủ điện BKVN có chất lượng tuyệt vời, có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Ngoài ra, mọi sản phẩm của BKVN đều có chính sách bảo hành rõ ràng. Bởi vậy, dịch vụ tại BKVN luôn được khách hàng đánh giá cao.

Xem Thêm: Tủ Điện Công Nghiệp – Uy Tín – Chất Lượng – Bển Bỉ Nhất – Tại đây

Xem thêm: Nhà máy Bách Khoa Việt Nam – chuyên sản xuất Tủ Điện đền đẹp – giá rẻ nhất Việt Nam – Tại đây

BKVN chuyên thiết kế sơ đồ và sản xuất tủ điện
BKVN chuyên thiết kế sơ đồ và sản xuất tủ điện

Sơ đồ tủ điện có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đấu nối và vận hành của thiết bị. Do vậy, việc lên bản vẽ cần tiến hành cẩn thận và khoa học. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này hay có nhu cầu nhận báo giá tủ điện công nghiệp mới nhất thì có thể liên hệ với chúng tôi qua những thông tin sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.