Tủ điện 3 pha gia đình: Khái niệm, ưu điểm và cách lắp đặt

Tủ điện 3 pha gia đình gắn liền với sự phát triển và nhu cầu sử dụng điện ngày nay. Vì vậy, việc tìm hiểu về loại tủ điện này cũng vô cùng cần thiết. 

Vậy khái niệm của sản phẩm là gì? Chúng có ưu điểm gì mà lại được ứng dụng nhiều đến vậy?

Hãy cùng Tủ điện Bách Khoa tìm hiểu các thông tin cơ bản nhất về thiết bị này nhé!

Tủ điện 3 pha gia đình là gì?

Tủ điện 3 pha gia đình( tủ điện 3 pha dân dụng). Loại tủ điện này được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau như:

  • Chứa đựng và bảo vệ linh kiện đựng bên trong tủ khỏi tác nhân bên ngoài
  • Đảm nhiệm việc điều khiển và vận hành hoạt động của các thiết bị điện
  • Bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình

Thông thường, thiết bị này sẽ được thiết kế dạng hộp chữ nhật hoặc hộp hình vuông. Lớp ngoài cùng của vỏ tủ là một lớp sơn tĩnh điện giúp cách điện và bảo vệ người dùng.

Cấu tạo của tủ điện 3 pha gia đình

  • Vỏ tủ điện: vỏ trong nhà
  • Bộ điều khiển trung tâm dùng PLC
  • Hệ thống khởi động từ
  • Relay thời gian 
  • Mạch điện tử
  • Các relay có chức năng bảo vệ khác (ví dụ: relay trung gian, relay nhiệt và aptomat)

Thông số kỹ thuật cơ bản của loại tủ điện này:

STT Danh mục/ Item Thông số kỹ thuật cơ bản/ Technical Specification
1 Vật liệu/ Material Kim loại cao cấp như tôn đen, inox, tôn mạ kẽm,…/ High-grade metal such as black corrugated iron, stainless steel, galvanized sheet, …
2 Bề mặt/ Surface treatment Sơn tĩnh điện/ Powder Coating
4 Màu sắc/ Color Xám, kem hoặc tùy vào yêu cầu của khách hàng/ Grey, cream or depending on customer’s request
6 Kích thước/ Product Dimensions Height (H) – Cao (mm) 800-220mm
Wide (W) – Rộng (mm) lớn hơn hoặc bằng 500mm
Thick (T) – Dày (mm) 1.2 – 3mm

Vai trò của tủ điện 3 pha gia đình

  • Bảo vệ thiết bị, linh kiện điện bên trong khỏi sự cố cháy nổ, chập mạch
  • Tăng tuổi thọ của cả hệ thống điện
  • Bảo vệ người dùng, cách ly các thành viên trong gia đình khỏi điện
  • Đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định
  • Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn và phức tạp của các hộ gia đình

5 Ưu điểm nổi trội của tủ điện 3 pha gia đình

  • Không gian được thiết kế rộng rãi nhưng tối ưu diện tích trong nhà. Do đó vừa dễ dàng lắp đặt, đấu nối nguồn điện, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ.
  • Mạch điện hiển thị rõ ràng, khoa học. Từ đó tránh được nhầm lẫn khi bảo trì hoặc bảo dưỡng điện.
  • Các thiết bị được ký hiệu cụ thể, phân biệt bằng màu sắc (như đỏ, xanh, vàng). Vì vậy mắt thường cũng có thể thấy trực quan và dễ dàng lắp đặt, thuận tiện bảo dưỡng.
  • Đảm bảo sự liền mạch, liên tục trong quá trình hoạt động của hệ thống và các thiết bị trong gia đình. Ví dụ như điều hòa, máy giặt, máy tính, v.v.
  • Vỏ tủ điện này được làm từ chất liệu kim loại cao cấp. Đặc điểm của vật liệu này là chống cháy và cách điện vượt trội. Vì vậy đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng và vận hành.
Tủ điện 3 pha gia đình là thiết bị bảo vệ các linh kiện điện
Tủ điện 3 pha gia đình là thiết bị bảo vệ các linh kiện điện

6 Bước đấu tủ điện 3 pha cho gia đình

Bước 1: Lựa chọn các thiết bị dựa trên thông số kỹ thuật 

Việc bạn lựa chọn giá trị của các thiết bị điện vừa với mức độ cần thiết sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí nữa đấy.

Để tối ưu và tiết kiệm chi phí cho các thiết bị, bạn phải biết cách lựa chọn các thiết bị đáp ứng hai yếu tố: cần thiết và phù hợp.

Cần thiết tức là thiết bị này chỉ cần có đáp ứng vừa đủ yêu cầu sử dụng của bạn.

Phù hợp có nghĩa là giá trị aptomat, dây dẫn,… chuẩn xác với số lượng phụ tải,…

Để đáp ứng được hai yếu tố này, bạn cần tính toán thông số kỹ thuật cơ bản trước khi chọn thiết bị. 

Đây là bước khởi đầu rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tránh lãng phí, giải quyết được bài toán kinh tế – kỹ thuật và cũng không gặp vấn đề thiếu hụt khi đấu tủ.

Bước 2: Thiết kế sơ đồ bố trí và đấu của tủ điện 3 pha gia đình

Sau khi lựa chọn được các thiết bị phù hợp, hãy thiết kế sơ đồ bố trí khoa học. Đồng thời tạo một bản vẽ chi tiết sơ đồ đấu của loại tủ điện này.

Tại sao đây lại là một bước không thể bỏ qua?

Vì việc có một sơ đồ bố trí hoàn chỉnh sẽ giúp bạn:

  • Tiết kiệm thời gian trong khi thi công
  • Kiểm tra, sửa chữa dễ dàng và thuận tiện hơn
  • Đảm bảo tính ổn định trong hoạt động của các thiết bị

Vì vậy, ngay cả khi đã có một thiết kế hoàn chỉnh, hãy kiểm tra thêm một lần nữa thật kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các nhầm lẫn và sai sót trước khi bắt tay vào bước tiếp theo.

Bước 3: Thi công và lắp đặt vỏ tủ điện 3 pha gia đình

Có 03 nguyên tắc cần phải luôn chú ý khi thi công loại tủ điện này:

  • Thứ nhất, đặt các công tắc lên hàng ngang ở vị trí trên cùng
  • Thứ hai, đặt các thiết bị điện trên cùng của tủ điện. Ví dụ như đèn báo nguồn, điện áp, đồng hồ đo dòng điện/ chỉ hiển thị.
  • Thứ ba, đặt các thiết bị có chức năng điều khiển dưới cùng của tủ. Ví dụ các thiết bị như nút nhấn, công tắc,…

03 nguyên tắc “bất di bất dịch” này sẽ giúp bạn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tính thẩm mỹ của tủ điện.

Đồng thời, hãy lưu ý lựa chọn kích thước và loại vỏ tủ điện phù hợp. Vỏ tủ phải đủ to mới có thể chứa hết thiết bị bên trong. Tương tự phải vừa phải để tối ưu diện tích trong các hộ gia đình.

Bước 4: Sắp xếp các thiết bị vào bên trong tủ điện 3 pha gia đình

Ở bước số 2, chúng ta đã có một bản thiết kế hoàn chỉnh. Và đến bước này, việc bạn cần làm là sắp xếp các thiết bị đã lựa chọn theo đúng nguyên tắc và sơ đồ của bản vẽ đó. Đồng thời đảm bảo tính chính xác, gọn gàng và khoa học nhất.

Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tăng khả năng vận hành, tăng tính thẩm mỹ cho thiết bị.

Bước 5: Đấu dây dẫn trong tủ điện 3 pha gia đình

BKVN xin chia sẻ một số mẹo ở bước này:

Thứ nhất, đánh dấu các đầu cốt bằng màu sắc để hạn chế nhầm lẫn. Các gam màu phổ biến nhất là vàng, xanh, đỏ.

Thứ hai, đánh số thứ tự các dây dẫn để dễ kiểm soát và đảm bảo khả năng vận hành.

Thứ ba, bọc các dây tín hiệu có độ nhạy cao để đảm bảo an toàn, chống nhiễu giữa các thiết bị.

Về việc đấu dây dẫn, bạn nên đấu theo thứ tự. Cụ thể là dây phần mạch động lực trước, sau đó là dây phần điều khiển.

Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải cho tủ điện 3 pha gia đình

Đây là bước mà nhiều người bỏ qua nhưng lại vô cùng quan trọng. Đó là kiểm tra lại toàn bộ hệ thống kỹ lưỡng. Đồng thời cấp điện cho tủ, lưu ý là chạy không tải. Việc này sẽ giúp bạn tránh hư hỏng phụ tải của thiết bị và phát hiện lỗi sai sót nếu có. Bên cạnh đó tránh được các hậu quả nghiêm trọng về điện.

Các bạn chỉ nên tiến hành đấu tải và đưa vào sử dụng khi tủ đã hoạt động ổn định.

Nói chung, quy trình đấu nối 06 bước trên khá đơn giản và có thể thực hiện được. Tuy nhiên, người lắp đặt cần đảm bảo an toàn và yêu cầu kỹ thuật.

Nếu có thể, bạn nên thuê thợ lắp đặt bên ngoài để đấu nối tủ điện gia đình. Họ sẽ có nhiều kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm hơn, giúp đảm bảo an toàn và khả năng vận hành tủ.

Tham khảo bài viết liên quan:

Tủ điện công nghiệp 3 pha – Những điều bạn cần biết

Tủ điện BKVN – Đơn vị cung cấp tủ điện 3 pha gia đình hàng đầu Việt Nam

Bạn đang muốn tìm một đơn vị cung cấp tủ điện 3 pha gia đình chất lượng mà giá thành phải chăng? Tủ điện Bách Khoa chính là nơi bạn đang  tìm kiếm

Chúng tôi tự hào vì sở hữu máy móc, quy trình hiện đại nhất. Đồng thời có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và có tâm.Không chỉ vậy, Tủ điện Bách Khoa còn có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất nhiều loại tủ điện. Do đó, dù bạn cần tủ điện công nghiệp hay tủ gia đình, chúng tôi đều có thể đáp ứng.

Trên đây là những thông tin cơ bản và đầy đủ nhất về loại tủ điện 3 pha gia đình. Nếu quý khách có nhu cầu mua sản phẩm này, hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn miễn phí và kịp thời nhất.

  • Liên hệ ngay Tủ Điện Bách Khoa – Nhận báo giá Tủ Điện Công Nghiệp, Thang Máng Cáp
  • Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
    • HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
    • Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
    • Email: baogia@bkvietnam.vn
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.