Tủ điện trong nhà ngày càng trở nên thiết yếu do nhu cầu sử dụng tủ điện tại các hộ gia đình càng phổ biến. Việc sử dụng tủ điện giúp đảm bảo tính an toàn của hệ thống điện. Vậy chúng có vai trò và điểm khác biệt gì so với tủ điện ngoài trời? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tủ điện Bách Khoa để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Nội dung
Tổng quan về tủ điện trong nhà?
Tủ điện trong nhà được sử dụng để chứa và bảo quản các thiết bị điện, giúp nâng cao tuổi thọ và vận hành hệ thống điện ổn định, dễ dàng. Hơn hết là đảm bảo sự an toàn cho người vận hành và sử dụng.
Loại tủ điện này được lắp đặt tại không gian trong nhà ở nhiều địa điểm. Ví dụ như căn hộ gia đình, căn hộ chung cư, tòa nhà cao ốc, bệnh viện, sân bay v.v.
Xem thêm:
Vỏ tủ điện trong nhà – Khái niệm, đặc trưng và chức năng
Vỏ tủ điện ngoài trời là gì? Đặc trưng của loại vỏ tủ điện ngoài trời?
5 Chức năng của tủ điện trong nhà
- Là nơi đấu nối và phân phối điện cho công trình
- Được dùng để lắp đặt và bảo vệ các thiết bị bên trong khỏi thời tiết khắc nghiệt hoặc công trùng gây hại. Ví dụ như thiết bị đóng cắt, điều khiển, đo lường, v.v
- Giúp hệ thống điện gọn gàng và tăng thẩm mỹ cho không gian điện
- Đảm bảo cách ly thiết bị điện, đảm bảo an toàn cho người vận hành, các thành viên trong gia đình khỏi các sự cố về điện
- Đảm bảo ổn định hoạt động và nâng cao tuổi thọ của các thiết bị điện có sử dụng nguồn điện. Ví dụ như TV, tủ lạnh, máy điều hòa, bình nóng lạnh.
Xem thêm: Tủ điện 3 pha gia đình
4 Lưu ý khi lắp đặt tủ điện trong nhà
- Lựa chọn tủ điện phù hợp với mục đích thiết kế, tối ưu diện tích và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. Hãy tra bảng kichs thước và thử bố trí theo một bảng thông dụng. Kích thước của tủ điện thường tỷ lệ thuận với tole của tủ. Xác định thêm những yêu cầu chuyên biệt khác như button điều khiển, ampe kế nếu cần.
- Vị trí lắp đặt tủ điện phải dễ tìm, dễ thao tác, đặc biệt trong trường hợp có sự cố không mong muốn về điện xảy ra. Tuy nhiên cần đặt xa khỏi tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn cho bé.
- Lựa chọn và bố trí các thiết bị điện khoa học, gọn gàng, rõ ràng, đơn giản. Đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, đồng thời dễ dàng vận hành và xử lý để người không biết nhiều về kỹ thuật cũng có thể sử dụng.
- Nên thử nghiệm độ an toàn của điện bằng cách thử nghiệm không tải. Kiểm tra xem thiết bị có vận hành theo đúng sơ đồ thiết kế hay không. Kiểm tra xem có sự cách điện giữa các thiết bị điện với nhau và với tủ điện bên ngoài hay không. Đây là yêu cầu bắt buộc khi lắp đặt tủ điện.
Xem thêm:
Kích thước của tủ điện trong nhà
- Về chất vật liệu của tủ điện trong nhà: Tôn đen, được phủ lớp sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn bên ngoài vỏ tủ. Loại tủ này thường có màu ghi sần hoặc tùy vào lĩnh vực sử dụng hay tùy theo yêu cầu riêng của khách hàng
- Về hình dạng: thông thường là hình chữ nhật hoặc vuông.
- Về chiều rộng: 500mm trở lên
- Về chiều cao: 800 ÷ 2200mm.
- Về chiều sâu: 250 ÷ 1000mm.
- Về độ dày của chất liệu: 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm
Tại sao bạn nên chọn tủ điện trong nhà Tủ điện Bách Khoa
Các sản phẩm tủ điện do Tủ điện Bách Khoa cung cấp có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Thiết kế gọn nhẹ, dễ lắp đặt
- Đội ngũ nhân viên với chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn
- Tư vấn miễn phí giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý, phù hợp nhất
- Chất lượng sản phẩm ưu Việt với thiết bị hiện đại
- Giá thành phải chăng
- Chính sách bảo hành uy tín, minh bạch
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho bạn! Hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ miễn phí tại:
- Liên hệ ngay Tủ Điện Bách Khoa – Nhận báo giá Tủ Điện Công Nghiệp, Thang Máng Cáp
- Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
- HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
- Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
- Email: baogia@bkvietnam.vn