Với nhiều ưu điểm nổi trội, tủ điện trung thế RMU là một bộ phận quan trọng trong hệ thống điện trung thế. Bài viết dưới đây, Tủ điện Bách Khoa sẽ cung cấp những thông tin quan trọng như: Cấu tạo, phân loại và cách lắp đặt tủ điện trung thế. Hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Nội dung
Tủ điện trung thế là gì?
Tủ điện trung thế (RMU) là loại tủ được sử dụng cho hệ thống phân phối và kiểm soát năng lượng điện áp trung thế từ trạm biến áp đến các tải điện trung thế.
Nhiệm vụ của tủ RMU là đóng ngắt, điều khiển, bảo vệ các hệ thống đường dây điện. Cung cấp nguồn điện trung thế khỏi các vấn đề điện như ngắt mạch, chập điện, quá tải hoặc bất kỳ sự cố nào. Giúp đảm bảo tính ổn định, hiệu quả và liên tục trong hệ thống hoạt động.
Tủ trung thế là giải pháp hoàn hảo cho các hệ thống điện yêu cầu công suất lớn: công trình dân dụng, công nghiệp… Được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy phát điện, KCN, trạm phân phối và truyền tải điện, trạm điện trung thế trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về trạm Kiosk
Cấu tạo tủ điện trung thế
- Vỏ tủ: lớp vỏ này thường được làm bằng chất liệu tôn dày khoảng 2mm, được mạ cách điện, có khả năng chống cháy, không sinh ra khí độc, chịu được nhiệt độ cao, cách điện hoàn toàn với môi trường bên ngoài nên rất an toàn khi sử dụng.
- Các thiết bị đóng cắt điện, bảng điện bên trong: được thiết kế ở vị trí độc lập, bố trí hợp lý bằng một cánh phía trong của tủ. Tủ được sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn IP65 nên chống sự xâm nhập của bụi bẩn từ bên ngoài vượt trội.
Bên trong tủ điện bao gồm các thiết bị khác:
- Ít nhất một aptomat chính với các nút đóng tắt điện có cường độ tương đương
- Một ổ cắm điện khoảng 220V để bảo dưỡng tủ
Các loại tủ điện trung thế
- Tủ điện RMU: loại tủ điện này được dùng để đo lường và kết nối điện hoặc tích hợp máy cắt cố định tăng cường khả năng bảo vệ máy biến áp. Thiết bị này thường được sử dụng phổ biến trong các trạm đóng cắt ở điện áp trung thế.
- Tủ điện tụ bù trung thế: là loại tủ được ứng dụng để bù công suất phản kháng, từ đó nâng cao hệ số công suất và đảm bảo hiệu quả của mạng lưới điện.
- Tủ điện ATS trung thế: là loại tủ được sử dụng rộng rãi trong nguồn điện dự phòng của máy phát điện. Thiết bị này có chức năng tự động chuyển nguồn trong các trường hợp nguồn cấp điện ưu tiên mất, cần chuyển nguồn điện còn lại trong hai nguồn cấp điện.
- Tủ điện máy cắt VCB: nổi bật với 4 khoang chức năng riêng biệt, loại tủ này thường được lắp đặt phổ biến ở các nhà máy công nghiệp nặng như trạm điện EVN, ngành sắt thép, ngành giấy, v.v.
- Ngoài ta còn có các loại tủ trung thế khác như: tủ cầu dao phụ tải LBS, tủ nhị thứ,…
4 Bước lắp đặt tủ điện trung thế
- Bước 01: Chuẩn bị một bản thiết kế chi tiết. Đọc kỹ sơ đồ để hiểu nguyên lý, bản vẽ khối, các thiết bị.
- Bước 02: Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện và vật liệu hỗ trợ lắp đặt như dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp với từng loại tủ điện, timer, đầu nối cáp, nguồn dự phòng, thiết bị nâng đỡ, v,v.
- Bước 03: Tiến hành lắp đặt tủ điện dựa trên các bước trong tài liệu hướng dẫn, đầu tiên là lắp vỏ tủ điện, sau đó ráp các bộ phận của tủ thành kết cấu khung tủ nếu không có sẵn vỏ tủ điện thành phẩm, cuối cùng sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện điều khiển. Tuân thủ tuyệt đối quy định về lắp đặt hệ thống điện và dựa trên thiết kế trước đó.
- Bước 04: Kiểm tra lại tính an toàn và chính xác của hệ thống tủ điện vừa lắp đặt. Có thể sử dụng bóng đèn khoảng 300W để kiểm tra và thử lại với tải khác. Nếu thành công thì có thể tiến hành lắp đặt các bộ phận còn lại vào trong tủ.
5 Lưu ý khi lắp đặt tủ điện trung thế
- Cần chuẩn bị sơ đồ khối tuyệt đối chuẩn xác. Chọn loại tủ điện phù hợp với mục đích sử dụng.
- Chọn vật liệu lắp đặt đúng kích thước và vị trí như yêu cầu. Các thiết bị có chất lượng tốt để đảm bảo độ bền, an toàn cho người lắp đặt.
- Chọn vị trí lắp đặt hợp lý. Giúp tủ điện tránh xa các tác động mạnh như nhiệt độ lớn, tia UV, độ ẩm lớn.
- Khi lắp đặt, cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về kỹ thuật, các tiêu chuẩn về an toàn điện. Các thao tác liên quan đến nối điện cần được cắt, nối, dán kín. Đảm bảo sự an toàn của hệ thống điện.
- Sau khi lắp đặt, thử nghiệm sử dụng tủ điện đảm bảo tính ổn định. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm hư hỏng, sự cố không đáng có.
Tiêu chuẩn của tủ điện trung thế
- TCVN 8096-200:2010, IEC 62271-200:2005: Tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp phần 200.
- TCVN 8096-107:2010, IEC 62271-107:2005: Tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp phần 107.
- TCVN 4255:2008, IEC 60529:2001: Tiêu chuẩn về cấp bảo vệ của vỏ tủ.
100% tủ điện do Tủ điện Bách Khoa sản xuất đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết trên. Do đó đảm bảo chất lượng, tính an toàn khi thi công và vận hành.
Mua tủ điện trung thế chất lượng ở đâu?
Nếu quý khách muốn sở hữu tủ điện trung thế chất lượng với giá cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay. Hãy liên hệ ngay Tủ điện Bách Khoa, chúng tôi cam kết sẽ đem lại sự hài lòng tuyệt đối tới Quý khách hàng.
Năng lực sản xuất:
- Hệ thống nhà máy quy mô lớn: trên 50.000 m2. Dây chuyền sản xuất hiện đại, máy móc nhập khẩu chuẩn.
- Hơn 200 kỹ sư điện giàu kinh nghiệm, chuẩn xác trong từng bản vẽ tới khâu sản xuất.
- Hỗ trợ kỹ thuật tận tình, báo giá thần tốc.
- Tổng đài CSKH 24/7 luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi phản hồi của Khách hàng.
- Chế độ hậu mãi hấp dẫn.
- Bảo hành 1 đổi 1 trong 12 tháng.
- Gía thành cạnh tranh nhất thị trường – Chiết khấu lên tới 30%
Với phương châm “Chuyên nghiệp – Uy tín – Chất lượng”. Tủ điện Bách Khoa luôn nỗ lực sản xuất và cung cấp cho quý khách những sản phẩm chất lượng nhất.
- Liên hệ ngay Tủ Điện Bách Khoa – Nhận báo giá Tủ Điện Công Nghiệp, Thang Máng Cáp
- Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
- HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
- Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
- Email: baogia@bkvietnam.vn