Thiết kế tủ điện là một bước quan trọng trong quá trình tạo ra một chiếc tủ điện hoàn chỉnh. Việc thiết kế, lắp đặt tủ điện đạt tiêu chuẩn góp phần giúp hệ thống điện hoạt động ổn định. Điều này còn đảm bảo thẩm mỹ, khả năng vận hành và sự an toàn khi sử dụng.
Tuy nhiên các bước nói chung để thiết kế ra một chiếc tủ điện thì không phải ai cũng biết.Tủ điện Bách Khoa sẽ chia sẻ những bước thiết kế tủ điện chuyên nghiệp trong bài viết sau.
Nội dung
Thiết kế tủ điện là gì?
Thiết kế tủ điện là quá trình lên ý tưởng, tạo ra bản vẽ và thực thi ý tưởng để tạo ra một tủ điện hoàn chỉnh. Các bước cần được tiến hành tuần tự, thực hiện bởi người có chuyên môn.
Nếu trước đây chưa từng tiếp xúc qua với việc thiết kế tủ điện, bạn có thể gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Thực tế, thiết kế tủ điện sẽ trải qua nhiều bước khác nhau. Tùy theo từng đơn vị thi công, các bước thiết kế có thể thay đổi sao cho phù hợp với dự án.
6 Bước thiết kế tủ điện chuyên nghiệp
Lên phương án thiết kế tủ điện
Lên phương án thiết kế tủ điện là bước đầu tiên của quá trình này. Dựa vào yêu cầu thực tế của dự án, bạn sẽ tính được chi phí, dự trù vật liệu, lựa chọn thiết bị phù hợp. Khi tính toán bạn cần cân đối giữa bài toán kinh tế và kỹ thuật.
Chủ đầu tư không nên lựa chọn giá trị thiết bị quá cao vì đôi khi điều này là lãng phí. Mỗi thiết bị điện cần được lựa chọn đúng để chúng phát huy tốt chức năng của mình. Trong sơ đồ điện, các thiết bị sẽ có mối liên hệ với nhau.
Đặc biệt hơn, bạn quan tâm đến các chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn. Đối với các dự án thiết kế tủ điện công nghiệp cho công trình lớn, thiết bị cần sự ổn định, chính xác cao. Bạn ưu tiên lựa chọn vật liệu chất lượng cao, chống gỉ, chống cháy để gia tăng độ bền.
Vẽ sơ đồ
Sau bước lên phương án thiết kế tủ điện, tiếp theo là bước vẽ sơ đồ. Tủ điện thiết kế cần đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần đáp ứng được tối ưu trong thiết kế để giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm sau khi hoàn thiện.
Bước vẽ sơ đồ sẽ giúp chủ đầu tư và kỹ sư nắm rõ hơn về sản phẩm. Điều này giúp quá trình triển khai trở nên nhanh hơn, ít sai sót. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng nếu có trục trặc kỹ thuật, bạn cũng có cơ sở để rà soát lỗi và sửa chữa kịp thời. Tất cả đều góp phần giúp người dùng sử dụng tốt và đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Từ A-Z về bản vẽ tủ điện
Tiến hành lắp vỏ tủ
Khi đã có bản vẽ hoàn chỉnh, tiếp theo là bước chọn vật liệu để lắp vỏ tủ. Bạn sẽ dựa trên bản vẽ đã thiết kế để lắp đặt các thiết bị điện sao cho phù hợp. Bạn cần bố trí các vật liệu hợp lý, khoa học, tránh chồng chéo lên nhau gây nguy hiểm khi sử dụng.
Tiến hành lắp thiết bị lên vỏ tủ, cánh tủ sẽ tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Các thiết bị như đèn báo nguồn, điện áp, đồng hồ đo điện được lắp vào. Đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cùng của cánh tủ.
- Các thiết bị điều khiển khác như nút nhấn, công tắc sẽ đặt phía dưới.
- Bạn cần phân bố các nút nhấn, công tắc điều khiển 1 thiết bị trên 1 hàng. Bạn có thể sắp xếp ngang hoặc dọc sao cho thuận tiện nhất trong quá trình vận hành.
Sắp xếp các thiết bị trong tủ
Sau khi lắp đặt các thiết bị trên cánh tủ xong, bước kế tiếp là sắp xếp thiết bị trong tủ. Bản thiết kế tủ điện sẽ thể hiện đầy đủ các vị trí của thiết bị này. Theo đó bạn có thể phân chúng thành từng nhóm để dễ quản lý hơn.
Nhóm các thiết bị điều khiển hãy đặt cạnh nhau, ở một góc. Nhóm khí cụ điện đóng cắt nên đặt cùng 1 hàng phía dưới để tiện sử dụng. Nhóm Aptomat tổng có chức năng cấp nguồn cho hệ thống nên đặt ở trung tâm tủ điện hoặc đặt ở góc trên bên trái. Cầu đấu nên được đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào ra tủ điện công nghiệp.
Đấu dây điện của hệ thống tủ điện
Bước đấu dây điện cho hệ thống tủ điện cần được tiến hành sau cùng. Bước này có vai trò khá quan trọng và cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Nếu chưa biết cách làm, bạn có thể liên hệ những chuyên gia trong lĩnh vực này để được tư vấn.
Dưới đây là một số nguyên tắc khi đấu dây điện cho hệ thống tủ điện:
- Dây dẫn điện giữa các thiết bị cần được kết nối, sắp xếp gọn gàng, khoa học.
- Đầu cốt được phân màu và đánh số thứ tự để dễ kiểm soát và sửa chữa.
- Với các dây tín hiệu có độ nhạy cao như dây dẫn Encoder, dây truyền thông,… thì phải có vỏ bọc chống nhiễu,
- Bạn nên đấu dây phần mạch động lực trước rồi mới đến đấu dây phần điều khiển.
- Dây điều khiển và dây mạch lực phải đi vuông góc 90 độ và đảm bảo theo tiêu chuẩn đấu dây.
Kiểm tra
Khi thực hiện xong các bước kể trên, cuối cùng sẽ là bước kiểm tra. Bước này đôi khi bị bỏ qua nhưng đây là một bước rất quan trọng trong quá trình thiết kế ra tủ điện hoàn chỉnh. Do đó, bạn cần chú ý và kiểm tra thật kỹ lưỡng hệ thống.
Để tủ có thể hoạt động bình thường, bạn cần kiểm tra xem các đấu nối đã nối đúng hay chưa. Bạn hãy nhờ chuyên gia về lắp đặt điện để hỗ trợ trước khi đưa tủ điện vào vận hành. Nếu phát hiện ra những sai sót, bạn cần sửa chữa ngay để tránh các nguy hiểm sau này.
Tham khảo thêm:
Một số lưu ý khi thiết kế tủ điện
Khâu thiết kế tủ điện cần được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng. Điều này sẽ hạn chế những sai sót trong quá trình vận hành. Bản vẽ thiết kế tủ điện sẽ giúp bạn rà soát lại mọi thứ nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì. Đôi khi có sai sót nhỏ, bạn có thể thực hiện lại toàn bộ quá trình từ đầu.
Bạn lưu ý đến quá trình mở rộng hay nâng cấp cho các thiết bị cho tương lai. Việc này sẽ giúp bạn dự trù kinh phí, thời gian và nguồn lực sao cho phù hợp. Điều đó còn giúp tối ưu trong thiết kế, giảm vật tư và hạ giá thành cấu thành sản phẩm.
Việc thiết kế thẩm mỹ cần quan tâm đến khả năng hoạt động và tính thẩm mỹ, tiết kiệm điện. Lưu ý lựa chọn về chất liệu giúp bạn có thể tạo ra một tủ điện có tuổi thọ cao, vận hành ổn định trong thời gian dài.
Tủ điện Bách Khoa – Nhà sản xuất tủ điện chất lượng
Nếu bạn chưa tìm được đơn vị nào cung cấp tủ điện chất lượng, hãy tham khảo Bách Khoa Việt Nam. Đây là đơn vị chuyên phân phối sản phẩm tủ điện, máng cáp điện, vật liệu cơ khí,… đa dạng.
Với mức giá phải chăng, cùng đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, Bách Khoa Việt Nam tự tin là nơi có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn. Sản phẩm của chúng tôi cung cấp luôn đảm bảo chất lượng, bảo hành chu đáo.
Bạn muốn biết thêm về báo giá tủ điện công nghiệp, liên hệ với Tủ điện Bách Khoa. Báo giá tủ điện luôn được cập nhật mới nhất, cạnh tranh phù hợp cho mọi đối tượng. Những chính sách ưu đãi, chuyên viên tư vấn tận tình sẽ giúp bạn thêm hài lòng.
Như vậy, qua bài viết trên bạn cũng nắm được các bước thiết kế tủ điện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và cung cấp thêm thông tin mua hàng:
- Liên hệ ngay Tủ Điện Bách Khoa – Nhận báo giá Tủ Điện Công Nghiệp, Thang Máng Cáp
- Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
- HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
- Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
- Email: baogia@bkvietnam.vn