LUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Luật phòng cháy chữa cháy được ban hành năm 2001 có hiệu lực từ ngày 04/10/2001. Tới nay Luật PCCC liên tục được sửa đổi, bổ sung qua các Nghị định, thông tư hàng năm sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo PCCC hiệu quả và an toàn. Cùng BKVN tìm hiểu về luật PCCC mới nhất trong bài viết hôm nay nhé. 

Luật Phòng cháy chữa cháy cập nhật mới nhất
Luật Phòng cháy chữa cháy cập nhật mới nhất

Vì sao cần Luật Phòng cháy chữa cháy ?

Ngoài luật đã được ban hành, Các quy định về PCCC còn được ban hành trong các thông tư, nghị định. Nhằm quy định rõ vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ. Của từng cá nhân , tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ PCCC. 

Dưới đây sẽ là bản tổng hợp của các văn bản pháp luật PCCC mới nhất 2023. Được phân loại chi tiết cho từng lĩnh vực:

Quy định chung về công tác PCCC

Tới nay có 2 luật phòng cháy chữa cháy chung đã được ban hành và sửa đổi bổ sung. Cụ thể là:

– Luật PCCC ban hành năm 2001 : Luật được ban hành bởi cơ quan quốc hội nước CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam. Bản này quy định chung về công tác PCCC. Bao gồm lực lượng PCCC và chính sách chung cho hoạt động PCCC. 

– Luật thứ 2 được ban hành năm 2013 là sửa đổi bổ sung cho luật năm 2001. 

Các nghị định, thông tư hướng dẫn ngoài Luật PCCC

Các nghị định hướng dẫn PCCC 

– Nghị định 78/2011/NĐ-CP Nói về quy định phối hợp của bộ công an và bộ quốc phòng. Trong tổ chức thực hiện công tác PCCC. 

– Nghị định 23/2018/NĐ-CP Quy định về các bảo hiểm cháy nổ, hỏa hoạn.

Nghị định 136/2020/NĐ-CP Quy định về luật PCCC và bổ sung các biện pháp thi hành luật.

– Nghị định 97/2021/NĐ-CP Bổ sung sửa đổi một số mục trong Nghị định 23/2018/NĐ-CP 

Các thông tư hướng dẫn PCCC

–  Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP quy định hướng dẫn việc phối hợp công tác giữa lực lượng công an, kiểm lâm và quân đội trong PCCC rừng.

Thông tư 57/2015/TT-BCA Hướng dẫn chi tiết về trang thiết bị PCCC cho các phương tiện giao thông đường bộ.

Thông tư 148/2020/TT-BCA bổ sung một số điều cho Thông tư 57/2015/TT-BCA

Thông tư 149/2020/TT-BCA sửa đổi một số biện pháp thi hành luật thay đổi của Nghị định 136 về PCCC

Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH về các chế độ về người có công trong việc chữa cháy, huấn luyện bồ dưỡng nghiệp vụ.

Thông tư 17/2021/TT-BCA về quản lý và bảo dưỡng các phương tiện PCCC

Tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC

Tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC
Tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC

TCVN 2622 : 1995,  cho nhà và công trình về thiết kế.

TCVN 3890 : 2009, Bảo dưỡng phương tiện PCCC cho xây dựng

TCVN 3991 : 2012 Tiêu chuẩn thiết kế PCCC trong xây dựng

TCVN 5760 : 1993 Yêu cầu về hệ thống PCCC

TCVN 5684 : 2003 Tiêu chuẩn PCCC cho dầu mỏ

TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động

TCVN 6160 : 1996 Tiêu chuẩn cho nhà cao tầng pccc

TCVN 6161 : 1996 PCCC cho trung tâm thương mại

TCVN 6379 : 1998 Tiêu chuẩn dành cho thiết bị chữa cháy

Luật PCCC mới nhất – một số điểm lưu ý 

3 Nguyên tắc trong luật phòng cháy chữa cháy

– PCCC là nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội. Mỗi một cá nhân đều có vai trò tham gia hoạt động này.

– Không cháy, không thiệt hại là hoạt động trọng tâm.

– Luôn luôn sẵn sàng chủ động, chữa cháy ngay lập tức và kịp thời.

– Lực lượng và phương tiện tại chỗ luôn sẵn sàng trong công tác PCCC

7 Hành vi nghiêm cấm 

Hành vi bị cấm trong PCCC
Hành vi bị cấm trong PCCC

– Hành vi đầu tiên là cố tính gây cháy nổ để làm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe tài sản của người khác.
– Thứ 2 là có những hành vi Cản trở người đang thi hành công tác PCCC, và các hoạt động liên quan.
– Thứ 3 các hành vi lợi dụng việc PCCC để trục lợi cá nhân, xâm phạm người khác
– Thứ 4 là Tạo ra các loại báo cháy giả gây hoang mang.
– Thứ 5: Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất cháy nổ, hoặc các chất không đảm bảo PCCC.
– Thứ 6: Đưa các công trình chưa được thẩm duyệt PCCC vào hoạt động.
– Thứ 7: Cố tình làm hư hỏng, phá hoại các phương tiện , thiết bị PCCC ( ví dụ như biển báo chỉ dẫn, bình chữa cháy,…

Một số thủ tục hành chính trong việc PCCC

  • Thủ tục thẩm duyệt hồ sơ PCCC
  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận về việc đủ điều kiện PCCC trong doanh nghiệp,cơ sở 
  • Thủ tục về việc huấn luyện nghiệp vụ PCCC
  • Thủ tục cấp hoặc đổi giấy xác nhận cơ sở kinh doanh đạt điều kiện PCCC
  • Thủ tục kiểm tra xác nhận cơ sở đủ điều kiện PCCC
  • Thủ tục nghiệm thu công trình đạt PCCC
  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận các phương tiện PCCC đạt chuẩn 
  • Thủ tục cấp phép được vận chuyển các hàng hóa dễ gây nổ 
  • Thủ tục kiểm tra điều kiện về PCCC theo yêu cầu người đứng dầu cơ sở
  • Thủ tục về việc phê duyệt phương án chữa cháy với các cơ sở
  • Hồ sơ PCCC cho các đơn vị trường học, cơ quan…
Thủ tục hành chính trong việc PCCC
Thủ tục hành chính trong việc PCCC

Những thủ tục PCCC cấp bởi trung ương

Thẩm duyệt thiết kế xây dựng PCCC

– Tái hoạt động của các cơ sở , hộ gia đình cá nhân PCCC

– Cấp đổi chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ PCCC

– Cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ; Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy các cơ sở

– Cấp Giấy chứng nhận kiểm định về các phương tiện PCCC

Thủ tục PCCC cấp bởi cơ quan tỉnh 

– Công tác thẩm duyệt về thiết kế cơ sở phòng cháy chữa cháy

– Cấp Giấy phép vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy.

– Cấp Giấy phép cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa dễ gây cháy nổ đường sắt 

– Phục hồi lại các hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị cơ quan , gia đình, cá nhân kinh doanh

– Cấp giấy, đổi giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;

– Kiểm định các phương tiện phòng cháy và chữa cháy đạt chuẩn;

– Cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đạt chuẩn

Thủ tục PCCC cấp bởi cơ quan huyện

– Cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ lĩnh vực PCCC ;

– Cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ lĩnh vực PCCC;

– Cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ  lĩnh vực PCCC;

– Phê duyệt phương án chữa cháy của các cơ sở;

– Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho các phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy nội địa. Thuộc các loại: loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9.

–  Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho các phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy nội địa. Thuộc các loại: loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9.

– Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa đường sắt có  nguy hiểm đến cháy nổ.

– Phục hồi các hoạt động của cơ sở, hộ gia đình và cá nhân, phương tiện giao thông cơ giới

Thủ tục PCCC cấp bởi cơ quan xã

– Phục hồi các hoạt động của cơ sở, hộ gia đình và cá nhân, phương tiện giao thông cơ giới

Luật PCCC trong ngành xây dựng 

Quy định chung về PCCC trong xây dựng

  • Để xây dựng an toàn, chống cháy và đảm bảo hạng mục. Xây dựng cần tuân thủ theo các quy định đã ban hành về quá trình thi công, thường xuyên kiểm tra công tác PCCC. 
  • Hai là đảm bảo về sử dụng an toàn, thiết bị điện. 
  • Ba là các hoạt động hàn, cắt cần có thiết bị che chắn cẩn thận. Tránh trường hợp bị bén lửa. 
  • Bốn là sẵn sàng thiết bị chữa cháy. 
  • Năm là trước và sau khi lắp đặt thiết bị điện, nội thất cần tránh xa các vật dễ gây cháy. 
  • Cuối cùng là cần các biện pháp thông gió chống cháy để ngăn cháy.

Quy định về trách nhiệm PCCC trong xây dựng         

Trong điều 16 của Luật PCCC đã quy định một cách chi tiết và cụ thể về vai trò của từng cá nhân , tổ chức trong đầu tư và xây dựng phải đảm bảo luật phòng cháy chữa cháy:

  • Các chủ đầu tư, chủ công trình phải thực hiện đầy đủ thủ tục về trình duyệt hồ sơ dự án , thiết kế và thẩm duyệt thiết kế đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Các công trình chỉ được thi công khi được duyệt , kiểm tra và giám sát thi công trước khi đi vào hoạt động. 
Thẩm duyệt thiết kế PCCC
Thẩm duyệt thiết kế PCCC
  • Trong quá trình thi công xây dựng nếu có vấn đề về thay đổi thiết kế thì cần phải trình bản thiết kế bổ sung và được duyệt lại mới tiếp tục xây dựng 
  • Trong quá trình thi công xây dựng vẫn luôn phải đảm bảo PCCC vì đó là trách nhiệm. Đặc biệt đối với các hoạt động hàn gây tia lửa. 
  • Sau đó trong quá trình sử dụng công trình, chủ đầu tư, cá nhân tổ chức , ban quản lý luôn phải kiểm tra, bảo dưỡng, thường xuyên , đảm bảo PCCC. 

Biện pháp chống cháy cho hệ thống điện

Một trong những nguyên nhân gây cháy nổ nhiều nhất hiện nay được biết đến là chập điện. Để đảm bảo an toàn trong thiết bị điện chúng ta cần lựa chọn những sản phẩm tủ điện , hệ thống điện sao cho phù hợp và đảm bảo. 

Tủ điện Bách Khoa là đơn vị chuyên sản xuất tủ điện công nghiệp. Các sản phẩm của chúng tôi đảm bảo quy chuẩn IEC về an toàn điện. Cũng như đảm bảo chất lượng , giá thành hợp lý. 

Tủ PCCC là một trong những sản phẩm không thể thiếu khi nhắc về phòng cháy cho hệ thống điện. Chúng tôi đã cung cấp rất nhiều sản phẩm phòng cháy cho các dự án trên toàn quốc. Khách hàng thân thiết như: Hợp Lực, Vingroup, Tân Hoàng Minh, Unicons,…Nếu cần bất cứ sản phẩm nào về tủ PCCC hãy liên hệ ngay với BVKN để được tư vấn chi tiết nhất.

TỦ PCCC
  • Liên hệ ngay Tủ Điện Bách Khoa – Nhận báo giá Tủ Điện Công Nghiệp, Thang Máng Cáp
  • Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
    • HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
    • Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
    • Email: baogia@bkvietnam.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.