Tủ điện công nghiệp 3 pha là thiết bị được sử dụng nhiều trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Tủ có chức năng bảo vệ các thiết bị điện và giúp người dùng điều khiển hệ thống điện dễ dàng. Tại bài viết dưới đây, Tủ điện Bách Khoa sẽ cung cấp thêm tới quý khách hàng về cấu tạo, phân loại và chức năng của loại tủ này.
Nội dung
Cấu tạo tủ điện công nghiệp 3 pha
Tủ điện công nghiệp 3 pha được cấu tạo từ 6 bộ phận chính:
- Vỏ tủ điện: trong nhà hoặc ngoài trời
- Bộ điều khiển trung tâm dùng PLC và relay thời gian hoặc mạch điện tử
- Các relay bảo vệ và relay nhiệt
- Hệ thống khởi động từ
- Relay trung gian
- Aptomat
2 Chức năng chính của tủ điện công nghiệp 3 pha
- Tủ điện 3 pha là nơi lắp đặt các thiết bị điện công nghiệp 3 pha. Việc này giúp bảo vệ tốt các thiết bị trước những tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, việc lắp đặt này giúp người dùng có thể điều khiển mọi hệ thống điện tử dễ dàng hơn.
- Trên bề mặt của tủ điện được sơn 1 lớp sơn tĩnh điện. Lớp sơn này có vai trò bảo vệ người dùng không bị nhiễm điện khi có sự cố xảy ra.
3 Loại tủ điện 3 pha hiện nay
Tủ điện loại 3 pha phân phối
Tủ điện 3 pha giúp phân phối dòng điện cho các thiết bị điện trong cùng hệ thống. Việc này giúp các kỹ thuật viên dễ dàng kiểm soát và sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Tủ này còn giúp tiết kiệm điện năng, giúp các thiết bị hoạt động ổn định hơn và không gây ra tiếng ồn.
Tủ điện 3 pha điều khiển
Chức năng chính là điều khiển tất cả các thiết bị điện khác. Tủ điện này có thể chịu được tải lớn hơn so với các loại tủ điện thông thường. Thiết bị còn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của môi trường bên ngoài công trường. Chính vì vậy sản phẩm được sử dụng nhiều trong các nhà máy và xí nghiệp.
Tủ điện 3 pha chiếu sáng
Loại tủ này được sử dụng nhiều ở những nơi công cộng như công viên, khu ở tập thể,… Thiết bị có chức năng chính là điều khiển hệ thống đèn, giúp các thiết bị phát sáng. Tủ có thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện để di chuyển và lắp đặt.
Tham khảo các bài viết liên quan:
5 Bước lắp đặt tủ điện 3 pha an toàn nhất
Bước 1: Lựa chọn loại tủ điện phù hợp
Bạn cần xác định phụ tải sau đó tính toán số lượng aptomat, dây dẫn và công suất của tủ. Việc này sẽ giúp bạn lựa chọn được thiết bị phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
Bước 2: Vẽ sơ đồ
Bạn cần thiết kế sơ đồ các thiết bị điện và nguyên lý hoạt động của tủ điện 3 pha công nghiệp để giúp cho việc lắp đặt được chính xác và an toàn.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt vỏ tủ
Khi gia công lắp đặt vỏ tủ, bạn cần tạo các lỗ trên bề mặt tủ để có thể lắp đặt các nút nhấn, đèn hay đồng hồ hiển thị. Bạn cũng cần tuân theo một số nguyên tắc như:
- Các thiết bị cảnh báo lắp ở phía trên
- Các thiết bị điều khiển lắp ở phía dưới
- Các thiết bị cùng chức năng lắp thành 1 hàng
Bước 4: Đấu dây bên trong tủ
Bạn hãy dựa vào sơ đồ đã chuẩn bị để tiến hành đấu dây bên trong tủ một cách tỉ mỉ. Bạn nên phân rõ các màu dây điện và đánh số thứ tự để tiện kiểm tra và sửa chữa khi xảy ra sự cố.
Bước 5: Cấp nguồn và chạy không tải
Ở bước này, bạn kiểm tra toàn bộ hệ thống sau đó cấp nguồn cho tủ và chạy không tải. Nếu quá trình chạy thử xảy ra sự cố, bạn cần nhanh chóng ngắt nguồn và khắc phục.
- Liên hệ ngay Tủ Điện Bách Khoa – Nhận báo giá Tủ Điện Công Nghiệp, Thang Máng Cáp
- Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
- HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
- Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
- Email: baogia@bkvietnam.vn