Hồ Sơ PCCC Mới Nhất 2023 [Hướng dẫn chi tiết]

Hồ sơ theo dõi tình hình về công tác PCCC là điều kiện bắt buộc của mọi công trình. Trước hết hồ sơ PCCC giúp đảm bảo an toàn chống cháy nổ cho mọi đơn vị/ cơ quan. Tiếp đó chính là điều kiện cần để trình cục cảnh sát PCCC trong công tác nghiệm thu và kiểm tra sau này. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết cụ thể nhất để tất cả cùng Bách Khoa Việt Nam theo dõi nhé!

Khái niệm

Đây là tổng hợp những giấy tờ, văn bản được ban quản lý dự án, người đại diện các cơ sở xây dựng, theo dõi, kiểm tra. Đặc biệt chú trọng giai đoạn đầu khi lập hồ sơ để nghiệm thu công trình thì mới được đưa vào sử dụng.

Cơ sở pháp lý của hồ sơ PCCC là gì?

Hồ sơ được lập nên dựa trên các cơ sở pháp lý:

Cơ sở cao nhất là Luật phòng cháy chữa cháy.

Tiếp đó là Nghị định 136 và nghị định 144 về PCCC do Bộ ban hành. Nhằm hướng dẫn và làm rõ hơn những điều khoản trong luật. Để toàn thể xã hội dễ dàng tiếp cận và làm theo. 

Cuối cùng là cơ sở của thông tư 149 do Bộ Công An ban hành.

Hồ Sơ PCCC
Hồ Sơ PCCC

10 Tài liệu quan trọng trong hồ sơ về công tác PCCC

  1. Những giấy tờ nội dung hướng dẫn chi tiết về PCCC, các quyết định được ban hành về phân công nhiệm vụ trong công tác PCCC cho từng bộ phận trong cơ sở.
  2. Hồ sơ chứng nhận thẩm duyệt thiết kế công trình cũng như nghiệm thu về PCCC
  3. Những giấy tờ bản sao công chứng về bố trí các mặt bằng, nguồn nước mà đã được nghiệm thu
  4. Các quyết định của ban quản lý, người đứng đầu về việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy.
  5. Các cá nhân đã được cử đi huấn luyện của đơn vị cần có giấy chứng nhận.
  6. Đề án về các phương án xử lý, phòng cháy chữa cháy
  7. Các biên bản về an toàn PCCC của các cơ quan/ chức năng đã từng phê duyệt trước đó
  8. Những bằng chứng, hình ảnh báo cáo các vụ cháy nổ đã từng xảy ra: nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục
  9. Tài liệu, giấy tờ xác nhận về hệ thống điện an toàn, không rỉ sét, chập, cháy.
  10. Cơ sở chứng nhận các loại bảo hiểm, cháy nổ (nếu có)
Hồ sơ về công tác PCCC gồm những gì?
Hồ sơ về công tác PCCC gồm những gì?

Các đơn vị/ công trình bắt buộc lập hồ sơ PCCC?

  1. Đơn vị, cơ quan thuộc thẩm quyền nhà nước bắt đầu từ cấp huyện.
  2. Khu nhà tập thể, nhà kí túc, đông dân cư với độ cao 5 tầng đổ lên. Diện tích khoảng trên 5.000 m2 hoặc khối tích từ 1.500 m3.
  3. Các đơn vị trường học cả công lập và tư thục như: nhà trẻ, mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học, cao đẳng, trung cấp…
  4. Các cơ sở chữa bệnh cấp từ phòng khám trở lên đến phòng khám đa khoa, bệnh viện…
  5. Những khu vui chơi giải trí như: trung tâm thương mại, nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc, khu vui chơi, trung tâm thương mại…
  6. Các khu vực chợ truyền thống và hiện đại đạt loại 1 và 2
  7. Các khu vực kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, nhà khách, nhà trọ… với độ cao 3 tầng trở lên và khối thể tích từ 1.000 m3 trở lên.
  8. Các khu công lập, làm việc của các nhà chính trị với độ cao tối thiểu 3 tầng và khối tích từ 1.500m3
  9. Khu di tích lịch sử, bảo tàng, đơn vị chuyên triển lãm…
  10. Nhà đài tư nhân, của nhà nước, bưu điện… khu trung tâm lưu trữ thông tin, máy móc Quốc gia…
  11. Khu trung tâm văn hóa thể dục thể thao, sân vận động…
  12. Sân bay, đài khí tượng, kiểm soát lưu không…
Các đơn vị/ công trình bắt buộc lập hồ sơ PCCC?
Các đơn vị/ công trình bắt buộc lập hồ sơ PCCC?

10 bước lập hồ sơ công tác phòng cháy chữa cháy

Dưới đây là 10 bước chi tiết về các giấy tờ, chứng chỉ, quyết định khi lập hồ sơ. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Các bản kiểm định, cam kết, quyết định thành lập hồ sơ

Thứ 2, nội quy, tiêu lệnh pccc tại công trình

Thứ 3, quy định về sử dụng điện tại cơ sở

Thứ 5, biên bản quyết định lập đội PCCC

Thứ 6, chi tiết danh sách đội PCCC

Thứ 7, ghi chép về thông tin theo dõi trang thiết bị PCCC

Thứ 8, một bảng thống kê đủ các trang thiết bị PCCC

Thứ 9, kinh phí cho công tác PCCC hằng năm

Thứ 10, báo cáo về biên bản PCCC mỗi năm

Về giấy chứng nhận nghiệp vụ cứu nạn của cán bộ nhân viên công ty là điều cần thiết trong hồ sơ. Và đối với riêng đơn vị/ cơ quan/ công ty sẽ có yêu cầu cấp hồ sơ cho cán bộ được cử đi huấn luyện riêng. Và đối với cá nhân sẽ có những giấy tờ yêu cầu khác.

  1. Về cơ quan, đơn vị hành chính, tư nhân hồ sơ yêu cầu gồm: Văn bản đề nghị kèm giấy tờ hồ sơ cá nhân của người được cử đi huấn luyện.
  2. Về cá nhân được cắt cử điều đi huấn luyện: hồ sơ cá nhân, giấy khám sức khỏe cùng sơ yếu lý lịch và giấy đề nghị cá nhân.
Huấn luyện nghiệp vụ PCCC
Huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Mẫu hồ sơ quản lý PCCC mới nhất

Sơ bộ các thông tin bên trên, bạn đã hình dung tổng quan về khái niệm, đơn vị ứng dụng và các bước lập hồ sơ PCCC. Để thuận tiện hơn cho quá trình nghiên cứu, Tủ Điện Bách Khoa xin gửi tới bạn chi tiết 4 mẫu phổ biến nhất. Hy vọng các mẫu dạng word này sẽ hỗ trợ cho công tác chuẩn bị hồ sơ của nhà thầu, chủ đầu tư, ban quản lý dự án thêm nhanh chóng. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.

Mẫu hồ sơ thứ nhất – tải về tại đây.

Mẫu hồ sơ thứ hai – tải về tại đây.

Mẫu hồ sơ thứ ba – tải về tại đây.

Mẫu hồ sơ thứ tư – tải về tại đây.

Mẫu Hồ Sơ Quản Lý PCCC
Mẫu Hồ Sơ Quản Lý PCCC

Hệ thống tủ điện PCCC là một phần không thể thiếu trong hồ sơ

Đến 60% nguyên nhân các vụ cháy nổ là do chập, cháy hệ thống điện. Đặc biệt các đơn vị có thể tích khối từ 5000m3 trở lên bắt buộc cần tủ PCCC và tủ điều khiển van đóng mở chống cháy lan tự động. Tủ Điện Bách Khoa Việt Nam – đơn vị hàng đầu thị trường chuyên sản xuất các loại tủ điện đạt chuẩn kiểm định. Đặc biệt tủ PCCC là ưu thế số 1 của Tủ Điện BKVN. Tủ PCCC hay còn gọi là tủ điều khiển phòng cháy chữa cháy. Chúng sẽ thường được ứng dụng tại các công trình lớn với diện tích khoảng từ 15.000m2 như bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, nhà xưởng sản xuất… 

4 Ưu điểm vượt trội của từ điều khiển PCCC tại Tủ Điện Bách Khoa:

  1. Tiết kiệm điện năng: do tích hợp biến tầng, từ đó giảm chi phí cho toàn bộ hệ thống điện.
  2. Thiết kế cực kì nhỏ gọn, tối giản không gian lắp đặt nhất
  3. Toàn bộ hệ thống máy bơm được đảm bảo an toàn, khi có sự cố từ 1 máy thì các máy khác đều được bảo vệ
  4. Tiết kiệm triệt để thời gian, công sức của người vận hành

Hiện Tủ Điện Bách Khoa đã ghi dấu tại hơn 3000 dự án vừa và lớn trên toàn quốc cũng như Đông Nam Á. Với 4 giá trị cốt lõi là: Niềm Tin – Chất Lượng – Tốc Độ – Tận Tâm. Tủ Điện BKVN luôn không ngừng nỗ lực để làm hài lòng mọi nhà thầu/ chủ đầu tư khó tính nhất.

Chương trình đào tạo kĩ năng, chuyên môn tay nghề luôn được chú trọng. Đặc biệt sản phẩm tủ điện PCCC đòi hỏi chất xám và công nghệ kĩ thuật ngày càng phải cập nhật xu hướng Thế Giới. BLĐ Tủ Điện Bách Khoa đã sáng lập một viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Đây là một bước tiến vượt trội và hứa hẹn tạo nên nhiều thành công, bứt phá cho hệ thống tủ điện PCCC nói riêng. Và ngành sản xuất Tủ Điện Công Nghiệp tại Việt Nam nói chung.

Liên hệ ngay Tủ Điện Bách Khoa – Nhận báo giá Tủ Điện Công Nghiệp – Thang Máng Cáp và phụ kiện. 

Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam! 

  • HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833 
  • Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570 
  • Email: baogia@bkvietnam.vn
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.