Sơ đồ tủ điện 3 pha là gì? Các bước đấu nối tủ điện 3 pha đúng cách

Sơ đồ tủ điện 3 pha là yếu tố quan trọng cần có trong việc đấu lắp loại tủ này. Sau khi đã lên được sơ đồ, việc lên kế hoạch đấu nối sẽ trở nên đơn giản hơn. Dưới đây là sơ lược sơ đồ tủ 3 pha và hướng dẫn cách đấu nối loại tủ điện này.

Sơ đồ tủ điện 3 pha là gì?

Sơ đồ tủ điện 3 pha là bước quan trọng cần có trong việc đấu lắp hệ thống. Nhờ có sơ đồ này, bạn sẽ biết cần phải chuẩn bị gì và lắp đặt như thế nào. Việc này giúp tránh sai sót và hạn chế sự cố xảy ra sau khi đưa tủ vào vận hành.

Ngoài ra, sơ đồ giúp dễ dàng sửa chữa đường dây khi tủ gặp sự cố. Việc lắp đặt nên giao cho người có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Như vậy sẽ giúp tránh xảy ra sự cố nguy hiểm và đảm bảo tủ được lắp đặt đúng cách.

Xem thêm: Tủ điện công nghiệp 3 pha – những điều bạn cần biết

Xem thêm: Cách đấu tủ điện 3 pha – nhanh chóng – hiệu quả

Ví dụ về sơ đồ tủ điện 3 pha thường gặp
Ví dụ về sơ đồ tủ điện 3 pha thường gặp

Các bước đấu nối theo sơ đồ tủ điện 3 pha đúng cách

Sau khi có sơ đồ tủ điện 3 pha, việc tiếp theo là thực hiện lắp đặt. Các bước lắp tủ điện 3 pha theo sơ đồ gồm những bước sau:

Bước 1: Thiết kế sơ đồ nguyên lý hoạt động và bố trí thiết bị hợp lý

Việc thiết kế sơ đồ sẽ có hai công dụng đối với việc đấu nối tủ điện 3 pha. Một là để biết những thiết bị cần chuẩn bị. Hai là biết cách đấu nối sao cho đúng. Bước lên sơ đồ nguyên lý hoạt động cần phải được thực hiện kỹ lưỡng. Người làm sơ đồ phải là người có chuyên môn và kinh nghiệm.

Bước 2: Lựa chọn loại tủ điện phù hợp với thông số sơ đồ

Với hộ gia đình nhỏ, số lượng tủ không cần nhiều và các thông số không cần phải quá cao. Tuy nhiên, đối với các công trình lớn hơn thì lại cần loại tủ có nhiều công năng hơn. Một vài lưu ý cần thiết để bạn xác định trước khi mua tủ là số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để có thể tính toán được thông số, có bao nhiêu aptomat, dây dẫn,… Bạn hãy dựa vào thông số trong sơ đồ để lựa chọn loại tủ phù hợp với công trình.

Bước 3: Tiến hành lắp đặt các thiết bị vào tủ

Giai đoạn này bạn nên để người có chuyên môn thực hiện. Việc lắp ráp các thiết bị phải đúng kỹ thuật và tuân theo sơ đồ đã vẽ.  Đối với việc lắp đặt, phân bố thiết bị, bạn cần tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Lắp các thiết bị đồng hồ chủ thị và đo dòng điện, đèn báo nguồn ở phía trên tủ. Như vậy sẽ giúp việc quan sát dễ hơn.
  • Các thiết bị điều khiển như nút nhấn nên được lắp đặt ở phía dưới để dễ thao tác.
  • Công tắc thì nên đặt hàng hàng trên cùng để thuận lợi cho quá trình sử dụng.

Xem thêm: Tủ điện 3 pha gia đình – khái niệm, cấu tạo, cách đấu

Lắp đặt các thiết bị theo sơ đồ tủ điện 3 pha
Lắp đặt các thiết bị theo sơ đồ tủ điện 3 pha

Bước 4: Đấu nối dây dẫn

Sau khi lắp đặt các thiết bị vào tủ thì bạn sẽ tiến hành đấu nối dây dẫn. Một mẹo nhỏ là bạn nên phân các dây cùng màu với nhau ở một vị trí xanh, vàng, đỏ,… và đánh số thứ tự để có thể dễ dàng kiểm tra và sửa chữa sau này. Trong trường hợp, các dây tín hiệu có độ nhạy cao thì phải bọc thêm lớp chống nhiễu sóng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đấu dây mạch động trước rồi mới đến các dây điều khiển 

Bước 5: Kiểm tra và chạy không tải

Trước khi kết nối nguồn điện, bạn nên rà soát và kiểm tra lại kỹ lưỡng. Bạn nên để tủ chạy không tải. Khi đó, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra những lỗi sai trước khi đấu tải vào tủ điện.

Những lưu ý khi đấu nối trong sơ đồ tủ điện 3 pha

Bạn cần lưu ý những điều dưới đây trong thi công đấu nối tủ điện 3 pha:

Vị trí đặt tủ

  • Tủ nên được đặt sát trung tâm phụ tải và môi trường thông thoáng, không bụi và rò rỉ nước.
  • Nên đặt tủ trong phòng kín và được bố trí ống thông gió để không khí được làm sạch.
  • Nối tiếp đất với các thiết bị có bộ phận kim loại và không mang điện để đảm bảo an toàn cho người vận hành về sau.
  • Nếu đặt tủ ngoài trời thì không nên đặt sát đất, phải kê tủ cách mặt đất ít nhất 20m. Nếu đặt trong phòng thì phải có bục bên dưới hoặc treo lên giá đỡ cách đất ít nhất 20cm.
  • Nếu những phòng phân phối điện không liên quan đến nhau thì không cần phải lắp đặt những rãnh thông nhau. Vị trí đặt khu vực nóng của phòng này nên ở khu vực kín không có ánh sáng mặt trời.

Xem thêm: Quy trình sản xuất tủ điện chuyên nghiệp 2023

Xem thêm: Tủ điện công nghiệp là gì, phân loại mới nhất 2023

Vị trí đặt tủ là điều cần được lưu ý
Vị trí đặt tủ là điều cần được lưu ý

Kích thước đảm bảo

Nếu công trình cần lắp đặt nhiều tủ điện thì khoảng cách giữa các tụ điện và lối đi cần tuân thủ các tiêu chí như sau:

  • Khoảng cách lối đi của tủ bình thường: Phía trước tủ cần cách tối thiểu 1,5m -1,8m. Trong trường hợp có 2 hàng tủ thì đường đi cách tối thiểu là 2m – 2,3m. Phía sau tủ nên cách từ 1m – 1,5m.
  • Khoảng cách lối đi của một dãy tủ có ngăn kéo: Phía trước cách từ 2m – 2,3m. Phía sau cách từ 1m – 1,5m.
  • Khoảng cách lối đi của hai dãy tủ có ngăn kéo: Khoảng cách đường đi là 2m – 2,3m. Nếu ngăn kéo được dùng thường xuyên thì lối đi cách từ 2,3m – 2,5m và phía sau cách trên 2m.
  • Độ cao của dây điện trần: Nếu dây nằm trên lối đi phía sau có độ cao dưới 2,3m thì cần phải che lại. Dây điện trần khi vượt qua lối đi phía trước tủ phải có độ cao tối thiểu là 2,5m.
  • Độ dài: Nếu thiết bị phân phối dài trên 6m, sau tủ phải được lắp hai cửa ra cách nhau dưới 15m. Nếu cách 15m trở lên thì cần lắp thêm 1 cánh nữa.
  • Thiết bị phân phối điện cho phụ tải cấp một phải có ngăn che hoặc tường ngăn trên phân đoạn của thanh cái để phòng tránh hỏa hoạn. Nếu có hai đường cấp điện cho phụ tải cấp 1 thì không đi trên cùng một rãnh.
  • Khoảng cách khi dùng lưới che dây trần: Nếu mắt lưới nhỏ hơn 20x20mm, khoảng cách giữa lưới và dây trần tối thiểu là 100mm. Còn nếu mắt lưới lớn hơn, khoảng cách tối thiểu là 500mm.

Xem thêm: Tủ điện phòng cháy chữa cháy – BKVN

Xem thêm: Điểm danh 8 công ty chuyên sản xuất tủ bảng điện uy tín nhất Hà Nội

Cần lưu ý kích thước đảm bảo khi lắp đặt tủ điện 3 pha
Cần lưu ý kích thước đảm bảo khi lắp đặt tủ điện 3 pha

Với những hướng dẫn trên, bạn đã biết sơ lược cách đấu nối theo sơ đồ tủ điện 3 pha. Tuy nhiên việc đấu nối này sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm và chuyên môn. Vì vậy bạn nên tìm người biết cách làm để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu muốn mua tủ điện 3 pha đã được đấu nối sẵn, hãy liên hệ với BKVN nhé.

Trụ sở chính D04 – L01 An Phú Shopvilla – P.Dương Nội – Q Hà Đông – TP. HN

HN – Hotline: 0967 50 50 30

Nhà máy KV phía Bắc: Thôn Lập Thành, Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội

Khu vực phía Nam: Tầng 08, Tòa nhà Pearl Plaza, số 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Q.Bình Thạnh, TP. HCM

HCM – Hotline: 093 146 8833

Nhà máy KV phía Nam: Khu Phố 8, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương

Email: baogia@bkvietnam.vn

Website: https://bkvietnam.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.